8 CÁCH GIÚP “TRỊ” BỆNH MẤT TẬP TRUNG CỦA CON

8 CÁCH GIÚP “TRỊ” BỆNH MẤT TẬP TRUNG CỦA CON
1. Tạo môi trường học tập nghiêm túc
Khả năng tập trung của trẻ sẽ kém ổn định và dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho con một môi trường yên tĩnh. Khi trẻ đã hoàn toàn tập trung làm một việc gì đó, cha mẹ không nên tùy tiện quấy rầy trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế tối đa tiếng ồn xung quanh. Bàn học nên hướng về phía có ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng tự nhiên giúp kích thích khả năng tư duy. Và, nhớ là chỉ đặt đồ dùng học tập – sách vở cần thiết cho nội dung ôn tập lên bàn thôi bố mẹ nhé!
2. Chú ý giữ gìn vệ sinh trong nhà
Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên dành thời gian làm việc nhà, thường xuyên dọn dẹp những đồ đạc lặt vặt trong phòng để tạo môi trường sống sạch sẽ, ngăn nắp cho con cái.
Nếu đồ đạc trong nhà được đặt một cách tùy tiện và đồ dùng của trẻ cũng không có vị trí cố định, môi trường bừa bộn này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của trẻ, gây ra tình trạng kém tập trung.
3. Làm một việc một lần
Không phải ai cũng có thể làm nhiều việc cùng lúc, đặc biệt là trẻ em. Khi các bé còn nhỏ, phụ huynh nên hướng dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện sự tập trung. Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi sẽ không xem TV hoặc dọn nhà. Điều này giúp các em tập trung vào vấn đề trước mặt thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc.
4. Kể chuyện trước khi đi ngủ mỗi tối
Kỹ năng đọc hiểu và tư duy logic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các kỹ năng học tập và khả năng giao tiếp. Khi trẻ lắng nghe bố mẹ kể chuyện, dần dần học được cách dự đoán được các sự kiện xảy ra tiếp theo, và trẻ cũng dần biết được cách để ghi nhớ và xâu chuỗi lại các sự kiện theo đúng trình tự được nghe. Điều này giúp ích rất lớn trong việc tập trung suy nghĩ.
Với những trẻ nhỏ, do thời gian tập trung không dài nên khi đọc truyện, cha mẹ bắt buộc phải sử dụng cách diễn đạt và giọng điệu phóng đại để tăng hấp dẫn, tạo sự thu hút. Những biểu cảm, giao tiếp bằng mắt trong quá trình kể chuyện sẽ làm tăng sự tương tác, cải thiện rõ rệt sự tập trung của trẻ.
5. Sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt
Cha mẹ nên chú ý sắp xếp thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ hợp lý, để cuộc sống của trẻ được thoải mái và linh động. Không để trẻ tập trung quá lâu, cũng không để trẻ ngồi yên một chỗ cả ngày.
Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần chế độ ngủ khoa học để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, sự tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc vào đêm hôm trước, rất dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau. Tùy độ tuổi, phụ huynh nên cho con tuân theo thời gian ngủ khác nhau.
0-4 tháng: Tổng thời gian ngủ là 16 đến 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 8-9 giờ.
5-12 tháng: Tổng thời gian ngủ 12-16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 9-10 giờ.
1-2 tuổi: Tổng thời gian ngủ 11-14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.
3-5 tuổi: Tổng thời gian ngủ 10-13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10-13 giờ.
6-12 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 9-12 giờ.
6. Kiểm soát thời gian chơi trò chơi điện tử của trẻ
Nếu trẻ thường xuyên chơi trò chơi điện tử sẽ rất bất lợi cho sự phát triển trí não, vì trong trò chơi điện tử có nhiều âm thanh và ánh sáng kích thích, dễ khiến trẻ hưng phấn và không thể bình tĩnh được, lâu dần gây ra chứng mất tập trung ở trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm soát thời gian chơi trò chơi điện tử của con, mỗi ngày chỉ chơi nhiều nhất 3 lần.
7. Tạo danh sách mục tiêu
Nhiều trẻ không thiếu sự tập trung mà thực sự là không biết phải tập trung vào điều gì. Vì vậy, trước khi học bài hay bắt đầu buổi học, cha mẹ có thể gợi ý con tạo danh sách mục tiêu cần làm, từ đó các em sẽ biết cần tập trung thực hiện công việc trong khoảng thời gian cụ thể. Ban đầu, trẻ có thể lập mục tiêu ra giấy nhưng khi rèn luyện thành thói quen, các em có thể tự lên danh sách trong đầu.
Ví dụ, khi trẻ làm bài tập về nhà, mục tiêu đặt ra là phải làm hết bài tập được giao, ghi nhớ công thức mới hoặc xem lại kiến thức chưa nắm rõ. Mỗi khi con bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc trước khi thực hiện công việc khác.
8. Cha mẹ sử dụng hiệu ứng “cocktail”
Trong tâm lý học, có một khái niệm là “Hiệu ứng cocktail”. Theo đó, dù âm thanh trong bữa tiệc cocktail rất lộn xộn nhưng nó không cản trở sự giao tiếp của mọi người, đồng nghĩa với việc mọi người có thể chủ động lọc, điều chỉnh và xử lý thông tin, cuối cùng lưu lại những thông tin hữu ích nhất.
Phụ huynh có thể đưa con đến những khu vực đông người ở trung tâm thành phố để ngồi học hoặc đọc sách nhằm trau dồi khả năng tập trung, tuy nhiên phương pháp này bắt buộc phải có sự giám sát của bố mẹ. Có thể thực hiện phương pháp này khi con đang học tiểu học, tốt nhất là vào năm lớp 2 hoặc lớp 3. Nguyên nhân là do thời điểm này não bộ của trẻ đã trưởng thành và ý chí cũng trở nên mạnh mẽ hơn, do đó trẻ có thể kiểm soát sự tập trung tốt hơn.

==//==//==

TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH NAM
Địa chỉ: 11A, đường số 4, Tân Kiểng, quận 7, TpHCM
Hotline: 0911.026.177
Chuyên về: Sinh Trắc Vân Tay, Nhân Số Học, Sinh Trắc Vân Tay quận 7, Nhân Số Học quận 7



Trả lời