DẠY CON CÁCH KIỂM SOÁT CẢM XÚC: ĐẶT TÊN NỖI BUỒN, CƠN GIẬN

DẠY CON CÁCH KIỂM SOÁT CẢM XÚC

** Với quan niệm giáo dục truyền thống, đa phần cha mẹ chỉ mong muốn con học giỏi, con chăm ngoan.

  • Ngoan ở đây là cha mẹ nói gì, thầy cô nói gì con nghe nấy, không tranh luận, không phản biện.
  • Ngoan có nghĩa là con phải luôn biết ba mẹ làm tất cả mọi chuyện đều là tốt cho con nên con không được cãi lời hay làm trái ý. 

!! Nếu làm sai, hay nói lại cha mẹ thì bị quy chụp là hỗn láo, xấc xược.

=> Dần dần, ba mẹ sẽ rất hạnh phúc khi những đứa con của mình luôn nghe lời, ngoan ngoãn. Nhưng ba mẹ lại không thể hình dung được bên trong cái vẻ bề ngoài ngoan ngoãn đó con đang phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực không chia sẻ được với ai, lâu ngày không được giải tỏa sẽ dồn nén và khi có dịp sẽ bùng nổ ra thành hành vi bột phát, có thể gây hại cho bản thân.

** Chính vì thế việc ba mẹ dạy trẻ hiểu các cảm xúc là điều quan trọng vô cùng quan trọng vì khi trẻ biết mình đang cảm thấy như thế nào thì trẻ có thể biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống nhất định.

** Khi hiểu cảm xúc của người khác và biết mình đang cảm thấy như thế nào, trẻ có thể phát triển sự cảm thông và quản lý các mối quan hệ với bạn bè, giáo viên và các thành viên trong gia đình.

=> Kỹ năng này là rất quan trọng cho tương lai của trẻ khi bắt đầu công việc và phải quản lý các mối quan hệ xã hội phức tạp hơn với chủ lao động cũng như với đồng nghiệp.

** Tại một số trường học ở nước ngoài, song song với việc giáo dục kiến thức căn bản, họ chú trọng đến việc phát triển tâm lý của trẻ. Họ khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Dạy trẻ thế nào là cảm xúc tích cực, thế nào là cảm xúc tiêu cực, gợi ý cho trẻ nói về tâm trạng hiện tại, tại sao có cảm xúc như vậy, trẻ nghĩ nên làm gì để có thể thoát ra được cảm xúc tiêu cực hoặc làm sao để kéo dài cảm xúc tích cực.

=> Những bài học này chắc chắn sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi bày tỏ cảm xúc của mình. Giúp các em biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình.

** Ở Việt Nam, mặc dù chưa có được phổ biến hình thức học này ở các trường học. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể và hoàn toàn nên làm điều này với con mình.

** Thông qua những giao tiếp hằng ngày với con, bố mẹ có thể nắm bắt được những lúc con mình khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc để giúp con bằng cách đặt ra những câu hỏi nhẹ nhàng như:

  • “Con đang thấy bực bội vì việc này đúng không?”
  • “Con thấy oan ức khi bị mẹ mắng phải không?”
  • “Bạn thân của con chuyển trường làm con thấy mình bị bơ vơ phải không con?”

=> Khi gọi được đúng tên của cảm xúc mình đang có, ít nhất con đã hiểu được vấn đề của mình và sẽ dễ hơn cho con khi vượt qua cảm xúc đó.

** Có nhiều cách để con có thể giải tỏa cảm xúc của bản thân như được khóc to, được đấm đá vào vật mềm như gối ôm, được hét to lại giúp con chấm dứt được cảm xúc tiêu cực nhanh nhất. Hoặc có thể dạy con viết thư, viết nhật ký. Để con có thể viết ra những cảm xúc, những suy nghĩ của mình.

=> Sau khi con thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, bố mẹ vẫn cần ở bên con để cùng con phân tích lại về những gì đã trải qua, một vài lần bên con như vậy, con sẽ tự học được cách làm thế nào để tự mình gọi tên cảm xúc, đối diện với nó và giải tỏa nó.

** Sự chia sẻ cảm xúc của con và giúp con giải quyết cảm xúc là điều tuyệt vời mà ba mẹ có thể dành cho con. Dạy con không chỉ là để con biết phải nghe lời, biết phải học hành chăm ngoan mà dạy con còn là để con biết cách giải quyết các vấn đề cảm xúc của mình. Chỉ cần cha mẹ lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ với con để con biết được nên làm thế nào để giải tỏa cảm xúc khi con cảm thấy bực bội, chán nản hay kể cả lúc vui vẻ, hạnh phúc thì con sẽ chia sẻ nó ra sao.

HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT ĐỂ NHIỀU NGƯỜI CÓ THỂ ĐỌC ĐƯỢC NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH NÀY

—————-

SINH TRẮC VÂN TAY CÔNG NGHỆ MỸ 4.0 – KHÁNH NAM

  • Hotline: 0903.85.39.36 Mrs Trang
  • Email: thuytrang@khanhnam.com.vn
  • Website: http://khanhnam.com.vn
  • Địa chỉ: 11A đường số 4, phường Tân Kiểng, quận 7, TpHCM



Trả lời